Chủ Nhật, 15 tháng 4, 2018

Maple Syrup là một loại syrup có vị ngọt dịu làm từ nhựa cây phong. Maple Syrup được ứng dụng rộng rãi trong chế biến thực phẩm như làm bánh, pha chế. Nhiều người hiện nay vẫn thắc mắc về công dụng, phạm vi sử dụng Maple Syrup cũng như những địa chỉ có thể tìm mua được loại “mật phong” này.

Trong ngành pha chế, syrup là một nguyên liệu quen thuộc giúp cho thức uống có mùi vị và màu sắc đậm đà hơn. Maple Syrup là một loại syrup được nhiều người yêu thích vì màu sắc và mùi vị giống với mật ong. Nếu bạn từng say mê trước khung cảnh rừng phong vào mùa đổi sắc lá thì chắc chắn loại syrup làm từ nhựa phong này cũng sẽ quyện vào tim bạn bằng vị ngọt dịu khó phai.

Những câu hỏi như Maple Syrup là gì, công dụng của Maple Syrup ra sao hay cả những băn khoăn không biết mua Maple syrup ở đâu đều sẽ lần lượt được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Maple Syrup là gì?

Maple Syrup là một loại syrup là từ nhựa cây phong. Các nước vùng Bắc Mỹ mà điển hình là Canada không chỉ nổi tiếng với khí hậu lạnh, những rừng phong lá đỏ đẹp mê hồn mà còn biết đến như vùng đất “mẹ đẻ” sản xuất Maple Syrup. Muốn có những giọt Maple Syrup ngọt ngào, người ta phải chăm sóc cây phong trong điều kiện thích hợp để  cây sinh trưởng, phát triển tốt cho ra những giọt nhựa thơm ngọt. Chính vì màu sắc và mùi vị khá giống mật ong nên nhựa phong còn được gọi là “mật phong”.

Maple Syrup là loại syrup được sản xuất từ nhựa phong, có màu sắc, hương vị
gần giống với mật ong (Ảnh: Internet)

Đất nước lá phong Canada là đầu mối sản xuất Maple Syrup với trên 80% số mật phong cung cấp trên toàn thế giới.Mỗi lần chiết chỉ thu được khoảng 1 – 1,5 lít nhựa/cây. Ba loại phong chủ yếu dùng để sản xuất Maple Syrup là: Acer saccharum, Acer Nigrum và Acer Rubrum. Tùy theo màu sắc mà Maple Syrup được chia thành các cấp bậc khác nhau: Bậc A (vàng nhật, vàng trung và vàng đậm), Bậc B (đậm đen).

Maple Syrup dùng làm gì?

Maple Syrup có ứng dụng rộng rãi trong làm bánh, pha chế, làm kem. Vị của Maple Syrup khá giống với mật ong nhưng không quá gắt mà ngọt dịu, vì thế nên cách sử dụngMaple Syruptương tự như dùng mật ong và có thể thay thế cho mật ong trong nhiều trường hợp. Maple Syrup dùng phết lên bề mặt các món nướng hoặc bánh nướng trước khi cho vào lò để tạo lớp áo ngoài đẹp mắt. Khi ăn các loại bánh như pancake, crepe, waffle, toast,… người ta thường rưới trực tiếp Maple Syrup lên bề mặt bánh để từ từ thưởng thức vị ngọt dịu của syrup hòa với vị bánh thơm lừng.

Maple Syrup được dùng ăn kèm với các loại bánh nướng (Ảnh: Internet)

Các chất chống oxy hoá trong Maple Syrup giúp bảo vệ các tế bảo khỏi bị hư hại và tăng miễn dịch cho cơ thể. Trong Maple Syrup chứa nhiều chất polyphenol giúp ngăn ngừa một số bệnh bệnh tim, viêm ruột hoặc viên khớp. Chính vì chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp ích cho hệ miễn dịch của cơ thể nên Maple Syrup được dùng như một phương thuốc được ứng nhiều tại Canada để chống ung thư, chống oxy hóa, bệnh tiểu đường và các bệnh do vi khuẩn.

Kết hợp Maple Syrup với sữa tươi hoặc sữa chua, bột yến mạch bạn sẽ được một hỗn hợp mặt nạ dưỡng da lí tưởng. Khi da vị viêm, nổi mẩn đỏ bạn cũng có thể thoa Maple Syrup lên để giảm viêm.

Maple Syrup mua ở đâu?

Nhiều người thắc mắc Maple Syrup có thể làm tại nhà không và câu trả lời là không. Do Maple Syrup được làm từ nhựa cây phong với thời gian lấy nhựa kéo dài nên bạn khó lòng có thể tự làm Maple Syrup tại nhà.

Hiện nay, các bạn có thể mua Maple Syrup tại các siêu thị, cửa hàng bán nguyên liệu làm bánh, nguyên liệu pha chế,… Ở các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng thì Maple Syrup là một trong những loại syrup bán chạy nhất. Giá Maple Syrup phụ thuộc vào loại syrup bậc A hay bậc B cũng như thương hiệu nhà sản xuất mà bạn chọn, dao động trong khoảng từ vài trăm đến vài triệu đồng.

Bài viết trên đây hy vọng có thể giúp bạn hiểu thêm được về Maple Syrup và những công dụng của nó, từ đó bạn có thể ứng dụng hợp lý vào chế biến thực phẩm và sử dụng chúng như một sản phẩm thân thiện với sức khỏe. 

Làm loại siro này như thế nào? Bạn có thể tham khảo thêm video dưới đây về cách làm loại siro thơm ngon này nhé.

Thời gian ủ bột bánh bao là điều rất quan trọng, quyết định đến hương vị và chất lượng cũng như độ nở của bánh. Theo nhiều chuyên gia, bạn hoàn toàn không nên ủ bột bánh bao qua đêm. tại sao lại như thế? Tham khảo thêm bài viết dưới đây nhé: Ủ bột bánh bao qua đêm có được không?

Thứ Tư, 4 tháng 4, 2018

Bánh bao là loại bánh thơm ngon, mềm mịn và rất phổ biến trong đời sống. Ngoài hương vị thơm ngon, hấp dẫn thì bánh bao còn là bữa ăn tiện lợi cho nhiều người, đặc biệt là trong những bữa sáng vội vã.


Công thức làm bánh bao không quá phức tạp. Tuy nhiên, điều cần lưu ý nhất đó chính là phương pháp ủ bột để bánh được nở mềm, bông xốp. Hãy cùng khám phá một sốp bí quyết trong ủ bột bánh bao nhé!

Ủ bột bánh bao qua đêm được không?

Thời gian ủ bột bánh bao là điều rất quan trọng, quyết định đến hương vị và chất lượng cũng như độ nở của bánh. Theo nhiều chuyên gia, bạn hoàn toàn không nên ủ bột bánh bao qua đêm. Trong trường hợp ủ bột bánh ở thời gian dài như thế, bánh sau khi hấp sẽ bị phồng to. Khi ăn bạn cũng sẽ cảm nhận rằng bánh không được xốp và có thể bị biến dạng, xẹp hoặc vỡ.

Một số lý do dưới đây sẽ lí giải cho bạn thấy rằng không nên ủ bột bánh bao qua đêm:

Một lượng lớn bột để làm bánh bao là bột nở, loại bột này có tác dụng giúp chiếc bánh của bạn nở đều và bông xốp hơn. Việc để bột nở quá lâu sẽ làm bánh của bạn nở quá lớn dẫn đến khi hấp dễ bị xẹp. Đối với trường hợp bạn làm bánh bao bằng bột mì và dùng men để thay bột nở khi đó bạn càng phải hạn chế ủ bột quá lâu vì men sẽ dễ bị chết. Từ đó, khi hấp bánh bao cũng sẽ không nở theo mong muốn của bạn. 
Bánh bao được nhiều người yêu thích bởi hương vị thơm ngon (Ảnh: internet)

Việc bạn trộn bột quá kĩ lâu sau đó để qua đêm cũng không phải là điều tốt.Nếu trộn trong thời gian quá lâu sẽ làm men nở chết, dẫn đến việc để qua đêm làm men trong bột chết hoàn toàn khiến bánh không nở. Ngoài ra, thao tác nhào bột chưa đúng kỹ thuật cũng sẽ làm cho bột dễ bị hỏng.

Trong trường hợp phải để bột ủ bánh bao qua đêm, bạn hãy hạn chế hoặc không cho thêm men nở vô bột khi ủ. Nếu lỡ cho bột nở thì bạn nên để ủ bột trong tủ lạnh. Ủ bột qua đêm ở môi trường ngoài sẽ làm bột nở quá mức, kém liên kết với nhau và bị xẹp khi hấp.

Ủ bột bánh bao trong bao lâu?

Thời gian ủ bột bánh bao là rất quan trọng. Ngoài ra, việc lựa chọn loại bột để ủ cũng quan trọng không kém. Bạn có thể dùng bột mì đa dụng để làm bột bánh bao, tốt nhất là nên ủ bằng bột mỳ chuyên dụng sẽ tốt hơn.

Ủ bánh bao thường sẽ phải ủ trong 2 lần. Thời gian ủ là khoảng 1-2 tiếng cho mỗi lần ở nhiệt độ ấm.

Cách ủ bột bánh bao

Lần 1: Ủ bột bánh bao trước sau khi bạn đem nhào bột lần 2

Việc nhào bột bánh bao cần phải quyện đều, giúp bột bánh mịn. Sau khi nhồi bột xong bạn hãy cho bột vào trong một cái âu sạch, lấy màng bọc thực phẩm hoặc một cái khăn ấm và sạch để đậy kín phần bột đã nhồi nhằm tránh gió, sau đó bạn để ủ bột ở một nơi ấm áp.

Việc ủ bột sẽ giúp cho bột nở đều. Lúc nặn bánh dễ dàng hơn. Đồng thời bánh sau khi hấp sẽ xốp mềm hơn.

Thời gian ủ bột lúc này là tầm 1 giờ để bột nở hẳn.

Việc ủ bột quyết định đến độ ngon của bánh bao rất nhiều (Ảnh: internet)

Lần 2: Ủ bột vào giai đoạn sau khi cán bánh

Khi bột ở lần ủ đầu tiên đã nở hẳn, bạn có thể đem ra nhồi thêm 5phút cho bột mịn hơn.
Chia bột thành các phần đều nhau rồi khéo léo nặn thành viên bột đồng đều. Bạn để bột nghỉ khoảng 20ph cho bột nở thêm rồi cán bánh.

Sau khi cán bánh, bạn ủ bánh thêm tầm 1/2h nữa cho bánh nở hẳn trước đem hấp.

Một số đề nghị lúc ủ bột làm bánh bao lúc ủ bột để làm bánh bao

Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến thời gian ủ bột của bạn. Nếu trời nắng thì việc ủ bột sẽ nhanh hơn. Còn nếu lạnh bạn sẽ phải ủ trong thời gian gấp đôi để cho bột nở như ý muốn.

Cần đóng kín vật dụng đựng bột khi ủ, để bột nở nhanh và giúp bột không bị khô.

Ủ bột bánh bao trong tủ lạnh được không?

Ủ bột bánh bao trong tủ lạnh là có thể, tuy nhiên không được khuyến khích vì cũng sẽ phần nào ảnh hưởng đến chất lượng bánh. Bạn có thể lấy các bánh bao chưa hấp và đã làm xong lớp ngoài, phần nhân đã cho vào và đã tạo hình vào trong ngăn mát tủ lạnh để bảo quản. Thời gian bảo quản sẽ khoảng 1 tuần.

Khi lấy ra bạn chỉ cần đem hấp và dùng như bình thường.

Mong rằng với những bí quyết ủ bột bánh bao ở trên, bạn có thể làm cho mình những chiếc bánh bao ngon tuyệt để mời cả nhà. Chúc bạn thành công! 

Bột làm bánh bao phổ biến nhất là bột mì chuyên dụng. Bạn cũng có thể dùng bột mì đa dụng nhưng bột mì chuyên dụng thì sẽ giúp cho bánh mềm mịn và thơm ngon hơn. Đặc biệt, loại bột không thể thiếu khi làm bánh bao đó chính là bột nở xem thêm: Bột làm bánh bao là bột gì? Những thắc mắc xoay quan bột làm bánh bao
Hầu hết đối với những người mới bắt đầu học làm bánh thì đều xảy ra những lỗi cơ bản không thể tránh khỏi. Và mỗi lần gặp phải những lỗi đó có thể sẽ khiến bạn cảm thấy chán nản. Sau đây là những ghi nhớ giúp bạn trở thành thợ làm bánh chuyên nghiệp Người làm bánh cần chú ý những điều gì để trở nên tốt hơn?

Không chỉ nổi tiếng ở Trung Hoa mà bánh bao còn là loại bánh được ưa chuộng ở rất nhiều nơi trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Bánh bao xuất hiện nhiều trong đời sống, ở khắp các con đường trên phố và là thức ăn cho bữa sáng hoặc là bữa lót dạ của nhiều người. Với sự tiện lợi đó, bánh bao ngày càng được yêu thích và tin dùng.
Nhiều người, nhiều gia đình cũng yêu thích làm bánh bao nhưng lại chưa có đủ kiến thức, kinh nghiệm và kĩ năng để làm ra loại bánh này ngon đúng chuẩn. Dưới đây là những lưu ý cơ bản nhất cho bạn về bột làm bánh bao để bạn có kiến thức tổng quan về nguyên liệu làm loại bánh này. Hãy cùng tìm hiểu ngay nhé!

Bánh bao là gì?

Bánh bao là loại bánh được làm chủ yếu từ bột mỳ. Phần vỏ bánh mềm mịn sẽ bao lấy toàn bộ phần nhân. Riêng phần nhân bánh bao cũng khá đa dạng, có thể có vị mặn hoặc ngọt. Chúng cũng có thể được chế biến với nhiều phương pháp khác nhau như hấp, chiên…Nhưng phổ biến nhất là bánh bao hấp với phần nhân là thịt heo.
Bánh bao là loại bánh thơm ngon, hấp dẫn (Ảnh: internet)

Bột làm bánh bao là bột gì?

Bột làm bánh bao phổ biến nhất là bột mì chuyên dụng. Bạn cũng có thể dùng bột mì đa dụng nhưng bột mì chuyên dụng thì sẽ giúp cho bánh mềm mịn và thơm ngon hơn.

Đặc biệt, loại bột không thể thiếu khi làm bánh bao đó chính là bột nở. Loại bột này cần thời gian ủ và giúp cho bánh nở xốp mềm hơn khi hấp. Việc trộn cũng như ủ bột bánh bao cần khá nhiều kĩ thuật quan trọng, quyết định đến sự thành công cũng như độ thơm ngon và chất lượng của bánh.

Bột nở (baking powder có hai loại là single-acting và double-acting. Đối với loại Single-acting baking powder sẽ giúp cho bánh được nở ngay khi tiếp xúc trực tiếp với nước. Còn double-acting baking powder sẽ giúp bánh nở ở hai giai đoạn. Lần thứ nhất là khi tiếp xúc với nước, và ở lần sau là tiếp tục nở khi tiếp xúc nhiệt ở lò nướng. Nếu dùng trong các loại bánh thì loại thứ hai được sử dụng nhiều hơn.

Nếu bạn có dùng bột nở nhưng bánh xẹp, lõm, không nở tốt, bánh chai và bị cứng, phần kết cấu bánh bị đặc thì tức là bạn đã mắc phải một số sai lầm liên quan đến trộn, ủ bột. Khi làm bánh, phần bột nở bạn nên cho sau cùng, việc đánh bột với nước/ trứng cũng cần đúng kĩ thuật để tránh làm vỡ các bọt khí khiến cho bánh bị xẹp, nở kém.

Nếu không được bảo quản tốt, phần bột nở làm bánh bao sẽ mất tác dụng nở. Từ đó, bánh cũng kém ngon, kém bông xốp.

Cần nắm được những lưu ý khi sử dụng bột làm bánh bao (Ảnh: internet)

Bạn nên tránh để các loại bột đặc biệt là bột nở ở nơi có độ ẩm cao, nhiệt độ cao, không được bọc kín.

Một số người có dùng cả baking soda cho việc làm bánh bao. Nguyên liệu này còn gọi là muối nở. Có người kết hợp cả bột nở và muối nở để làm bánh. Về tính chất, baking soda cũng có tác dụng giúp cho bánh nở dựa trên các bóng khí sinh ra khi tiếp xúc với chất lỏng, giúp bánh bông xốp.Khác với bột nở, baking soda thường sẽ chỉ tạo bóng khí khi kết hợp với sữa, mật mía, chocolate, bơ, mật ong, sữa chua, một số loại trái cây… Khi bạn làm bánh mà không có các nguyên liệu ở trên thì baking soda gần như không có tác dụng. Khi làm bánh, bạn không nên thay thế bột nở bằng muối nở vì sẽ có tác dụng kém hơn, hương vị cũng không ngon trọn vẹn.

Tham khảo thêm video dưới đây giúp bạn phân biệt được barking soda và baking powder nhé:

Chúc các bạn thành công trong việc sử dụng bột làm bánh bao để làm ra những chiếc bánh ngon và đẹp nhất! 

Tinh dầu Vanilla, hay còn gọi là chiết xuất Vanilla (Vanilla extract) là loại tinh dầu tự nhiên nguyên chất 100% được chiết xuất từ trái vani ngâm trong nước và rượu. Vanilla hay còn được gọi rút gọn là Vani là một trong những nguyên liệu không thể thiếu trong làm bánh, nấu chè hoặc kem: xem tiếp: Vanilla extract là gì? Cách làm Vanilla extract tại nhà


Popular Posts